In trang

Kế hoạch của Nhà trường Năm 2024

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2024– 2025

PHÒNG GD&ĐT TX HƯƠNG THỦY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN THỦY DƯƠNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

           Số:        /KH- MNTD

 

Thủy Dương, ngày 23 tháng 9 năm 2024

                     

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2024– 2025

 
   

Căn cứ Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2024 của Uỷ ban nhân dân thị xã Hương Thuỷ về Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo năm học 2024-2025;

Căn cứ Công văn số 384/PGD&ĐT ngày 10 tháng 9 năm 2024 về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2024-2025 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hương Thuỷ;

Trường Mầm non Thuỷ Dương đề ra những nhiệm vụ cụ thể năm học 2024-2025 như sau:

I. Nhiệm vụ chung

1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí nhà nước đối với GDMN và việc quản lý trong cơ sở GDMN; đẩy mạnh phân cấp, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình trong quản lý các hoạt động giáo dục trong cơ sở GDMN.

2. Tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ em; đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN; chuẩn bị các điều kiện để triển khai thí điểm thực hiện Chương trình GDMN mới.

3. Đẩy mạnh công tác rà soát sắp xếp trường lớp, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDMN theo quy định, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội (KTXH); tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non, thực hiện các giải pháp huy động trẻ đến trường, lớp mầm non hướng đến thực hiện phổ cập GDMN trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi (PCGDMNT5T).

4. Nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng yêu cầu đổi mới; xây dựng, thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm đủ giáo viên (GV) theo quy định; triển khai hiệu quả công tác đánh giá, bồi dưỡng CBQL, GVMN theo chuẩn nghề nghiệp và chuẩn hiệu trưởng.

5. Tiếp tục tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách phát triển GDMN; tăng cường đầu tư các nguồn lực và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá GDMN để phát triển đầu tư các điều kiện bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

6. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng trẻ em mầm non, trong đó, quan tâm đến đối tượng là trẻ em mầm non ở khu vực có Khu công nghiệp (KCN), người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

7. Tăng cường công tác tuyên truyền về GDMN với nhiều hình thức; triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), Chuyển đổi số (CĐS) trong cơ sở GDMN.

8. Tiếp tục thực hiện Đề án “Tích hợp giáo dục Văn hóa địa phương vào Chương trình giáo dục mầm non” theo Quyết định 2480/QĐ-UBND ngày 18/10/2023 của UBND tỉnh.

II. Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp

1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí nhà nước đối với GDMN và việc quản lý trong cơ sở GDMN; đẩy mạnh phân cấp, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình trong quản lý các hoạt động giáo dục trong cơ sở GDMN.

1.1. Chủ động tham mưu, ban hành, triển khai kịp thời các văn bản, chính sách về GDMN, bảo đảm các điều kiện để thực hiện CT GDMN

- Thực hiện nghiêm túc quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo về GDMN. Tập trung tham mưu thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chính sách, chế độ được quy định. Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/5/52021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về xây dựng Thừa Thiên Huế; Nghị quyết số 135/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về việc quản lý trong các cơ sở GDMN; về Chương trình GDMN sau sửa đổi, bổ sung; Điều lệ trường mầm non; việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở GDMN...;Nghị định số 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách phát triển GDMN; Kế hoạch phát triển GDMN của địa phương giai đoạn 2018-2025; Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình GDMN; Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non.

- Tiếp tục tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển GDMN trên địa bàn. Thực hiện các quy định về trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho CB,GV,NV và trẻ em trong nhà trường;

- Triển khai tổ chức làm quen với tiếng Anh cho trẻ em mẫu giáo đảm bảo chất lượng, đúng theo các quy định hiện hành và đáp ứng nhu cầu của gia đình trẻ theo tinh thần tự nguyện của cha mẹ trẻ. Lựa chọn Sử dụng Bộ tài liệu Tiếng Anh AMANDA AND FRIENDS của Nhà xuất bản Đại Học Huế đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non theo quyết định số 2823/QĐ- BGDĐT ngày 30/09/2022.

- Triển khai thông tư số 30/2021/TT-BGDĐT ngày 05/11/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt và lựa chọn tài liệu để sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.

- Thực hiện Nghị quyết 05/2022/NQ-CP ngày 03/6/2022 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về Quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các chính sách khác theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ; về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, giáo viên và trẻ em trong nhà trường. Thực hiện miễn giảm học phí cho trẻ em 5 tuổi theo quy định.

- Thực hiện các quy định về trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, giáo viên và trẻ em trong nhà trường;

1.2. Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý trong cấp học GDMN theo hướng phân cấp, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình

- Tiếp  tục công tác đổi mới giáo dục theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình. Giao quyền tự chủ, quyết định về quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình trước xã hội, cơ quan quản lý những vấn đề liên quan; chú trọng công tác lập kế hoạch giáo dục, phát triển Chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương và lớp.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số vào công tác quản lý tổ chức các hoạt động trong nhà trường; lựa chọn các phần mềm quản lý trường mầm non đã được Bộ GD&ĐT thẩm định để thực hiện các hoạt động như lập kế hoạch, theo dõi chỉ đạo, quản lý bán trú, quản lý đồ dùng, đồ chơi, quản lý số lượng trẻ đến trường hàng ngày… nâng cao chất lượng quản lý điều hành hoạt động của nhà trường.

- Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính trong nhà trường; Sử dụng hệ thống HSSS đúng quy định, khoa học, tinh gọn, hiệu quả đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ trong các cơ sở GDMN; tiếp tục chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ sổ sách trong các cơ sở GDMN lựa chọn, sử dụng tài liệu, đồ dùng đồ chơi theo quy định.

1.3. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với cơ sở GDMN

- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Pháp luật đối với công tác kiểm tra; Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá theo hướng hiệu quả, đề cao vai trò giám sát, tư vấn, hỗ trợ, tránh hình thức gây áp lực cho giáo viên mầm non; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, thực chất, hiệu quả nhằm mục đích thực hiện nghiêm túc các quy định và nâng cao chất lượng thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong nhà trường.

- Tăng cường công tác tham mưu các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc quản lý trẻ. Tham mưu địa phương tăng cường công tác kiểm tra hoạt động các cơ sở tư thục trên địa bàn phường.

Chỉ tiêu:

- 100% CB, GV, NV thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về GDMN.

- Đảm bảo 100% GV nhóm/lớp được kiểm tra với nhiều hình thức khác nhau. 

2. Đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN.

2.1. Bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ em; Phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh

- Nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra và thực hiện có sự phối kết hợp của Ban đại diện cha mẹ trẻ em trong việc bảo đảm chất lượng bữa ăn và ATTP đối với bếp ăn bán trú; quán triệt và thực hiện nghiêm quy định về công tác phòng chống bạo hành trẻ em, bảo đảm an toàn trường học; triển khai thực hiện quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT trong nhà trường.

- Có kế hoạch tổ chức thực hiện việc tổ chức tốt bửa ăn cho trẻ, kiểm tra, rà soát việc thực hiện công tác nuôi dưỡng, quản lý bửa ăn, tổ chức chế độ ăn… đối với các giáo viên.

- Có giải pháp phù hợp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không bảo đảm an toàn, không đảm bảo chất lượng trong tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định.

- Tăng cường lồng ghép, tích hợp hiệu quả trong tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức pháp luật liên quan công tác bảo đảm an toàn cho trẻ em; chú trọng công tác tự kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn về an toàn nhằm phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ em, nhất là tại các các cơ sở GDMN, nhóm, lớp độc lập, dân lập và tư thục; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các giáo viên trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn cho trẻ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nguy cơ có thể xảy ra và hướng dẫn các biện pháp, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em; giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, CNCH và bảo đảm an toàn cho trẻ em.

2.2. Đổi mới công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em

- Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo quy định, bảo đảm 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới; phối hợp với Trạm ytế thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ em.

- Thực hiện nghiêm công tác tổ chức nuôi dưỡng theo quy định về số bữa ăn, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, phân bố bữa ăn phù hợp; thực hiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định; tuyệt đối không thực hiện hợp đồng dịch vụ cung cấp suất ăn cho trẻ em trong nhà trường. Tăng cường các điều kiện về CSVC bảo đảm tổ chức bữa ăn cho trẻ em tại trường.

- Đẩy mạnh giáo dục cho trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe; lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe, phòng, chống tai nạn thương tích trong thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với điều kiện thực tế; phối hợp chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp đối với trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân - béo phì.

- Tăng cường lồng ghép giáo dục phát triển vận động và dinh dưỡng để phát triển thể chất, thể lực cho trẻ em; bảo đảm hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Thực hiện ngày hội phát triển vận động, giao lưu bóng đá…

- Tăng cường các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm, thực hành, tạo cơ hội cho trẻ phát triển năng khiếu cá nhân phù hợp, đúng cách, an toàn. Tạo các khu vực sân chơi, bãi tập…lựa chọn những bài tập phát triển vận động phù hợp với trẻ như bóng đá, đạp xe, leo thang, dân vũ… để tổ chức cho trẻ giao lưu tập thể, cộng đồng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng dưới hình thức chơi; không làm ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt của trẻ trong ngày.

2.3. Đổi mới tổ chức các hoạt động giáo dục trong cơ sở GDMN

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN và phát triển Chương trình: đề ra các giải pháp, phát huy tính chủ động của giáo viên trong việc phát triển Chương trình GDMN phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương, khả năng và nhu cầu của trẻ.

- Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình GDMN, khuyến khích tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, học thông qua chơi…; bảo đảm điều kiện, môi trường giáo dục, thời gian tổ chức các hoạt động cho trẻ ở ngoài trời và trong lớp theo chế độ sinh hoạt hằng ngày.

- Tiếp tục đưa chương trình hoạt động LQTA cho trẻ các độ tuổi. Nhà trường tiến hành hợp đồng liên kết Công Ty TNHH phát triển giáo dục LLQ cho trẻ làm quen với tiếng Anh (dự kiến mức thu các Tiếng Anh như sau: 56.000đ/tháng).Triển khai tổ chức làm quen với tiếng Anh cho trẻ em mẫu giáo đảm bảo chất lượng, đúng theo các quy định hiện hành và đáp ứng nhu cầu của gia đình trẻ theo tinh thần tự nguyện của cha mẹ trẻ. Lựa chọn Sử dụng Bộ tài liệu Tiếng Anh AMANDA AND FRIENDS của Nhà xuất bản Đại Học Huế đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non theo quyết định số 2823/QĐ- BGDĐT ngày 30/09/2022.

- Lồng ghép thực hiện áp dụng mô hình giáo dục STEARM  vào chương trình các Cháu 5 tuổi và làm điểm lớp Mẫu giáo Lớn 5 vào chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thưc tiễn của lớp.

- Thực hiện tổng kết, đánh giá Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2021- 2025”; Sơ kết, đánh giá 4 năm thực hiện Kế hoạch “Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào chương trình GDMN” bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm; thực hiện nhân rộng các mô hình, điển hình thực hiện tốt các chuyên đề; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về kết quả, ưu điểm thực hiện chuyên đề, bài học kinh nghiệm, mô hình sáng tạo trong chuyên đề.

- Triển khai hiệu quả Quyết định 2480/QĐ –UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào chương trình GDMN”; Kế hoạch số 99/UBND ngày 22/4/2024 của UBND thị xã về Kế hoạch Thực hiện Đề án “Tích hợp Giáo dục Văn hóa địa phương” vào Chương trình Giáo dục mầm non trên địa bàn thị xã Hương Thủy.

- Thực hiện tốt công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ và cộng đồng về giáo dục hòa nhập đối với trẻ em và trẻ khuyết tật để đảm bảo cơ hội trẻ em được ND,CS,GD tại nhà trường.

- Tăng cường lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục, đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong tổ chức thực hiện Chương trình GDMN: giáo dục quyền con người, giáo dục giới, an toàn giao thông, kĩ năng bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu…Chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi kỹ năng, kiến thức đáp ứng yêu cầu liên thông với Chương trình lớp một: Phối hợp với gia đình, cộng đồng tuyên truyền việc trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình GDMN bảo đảm điều kiện vào học lớp một; tăng cường các giải pháp thực hiện hiệu quả các hoạt động chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào học lớp một; Tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp một cho trẻ em 5 tuổi dưới mọi hình thức.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh theo quy định tại Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT. Thực hiện xã hội hoá theo tinh thần tự nguyện; đẩy mạnh tạo môi trường giao tiếp ngôn ngữ tiếng Anh thông qua bài hát, nghe kể truyện, đọc thơ, hoạt động trải nghiệm…đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình, đoàn thể, góp phần tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ. Tìm hiểu phát hiện những biểu hiện phát triển không bình thường tư vấn, hỗ trợ cho các bậc cha mẹ.

Chỉ tiêu:

- 100% nhóm lớp thực hiện phát triển Chương trình giáo dục nhà trường, thực hiện công tác đánh giá trẻ theo quy định; thực hiện nghiêm túc đánh giá hoạt động đánh giá việc thực hiện Chương trình GDMN theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

- 100% nhóm, lớp triển khai tích hợp, lồng ghép nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường xanh trong thực hiện Chương trình GDMN.

- 100% trẻ có đủ tài liệu, học liệu, đồ chơi để thực hiện Chương trình GDMN và thực hành trải nghiệm các nội dung trên.

3. Đảm bảo các điều kiện trường lớp, CSVC, đội ngũ

3.1. Rà soát, sắp xếp và phát triển hệ thống mạng lưới trường, lớp

- Phát triển trường, lớp: Tổng số: 20 nhóm, lớp, trong đó Nhà trẻ: 04 nhóm; Mẫu giáo: 16 lớp (05 Lớn, 05 Nhỡ, 05 Bé, 01 ghép). Chỉ tiêu giao năm học 2024-2025 nhà trẻ 100 trẻ/4 nhóm, mẫu giáo 466 trẻ/16 lớp.

- Tỷ lệ huy động: + Nhà trẻ: Số điều tra: 373 trẻ.

Huy động số lượng trẻ trên địa bàn phường: 125/373, đạt tỷ lệ 33,5%.

Trong đó:  - Trẻ học trong trường: 86 trẻ

- Trẻ đi học tư thục: 39 trẻ

+ Mẫu giáo: Số điều tra: 631 trẻ

Huy động số lượng trẻ trên địa bàn phường: 603/631, đạt tỷ lệ 95,6%.

Trong đó:  - Trẻ học trong trường: 490 trẻ (510)

- Trẻ học ở 3 cơ sở MGTT: 113 trẻ

- Trẻ đi học nơi khác: 16 trẻ

* Trẻ 5 tuổi: Huy động ra lớp từ đầu năm học: 244/244 trẻ, tỷ lệ 100%

Trong đó:  - Trẻ học trong trường: 190 trẻ (10 cháu ngoại tuyến)                            

- Trẻ học ở 2 cơ sở MGTT: 38 trẻ

- Trẻ đi học nơi khác: 16 trẻ

- Chủ động rà soát, tham mưu công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non, thực hiện các giải pháp huy động trẻ đến trường, lớp mầm non hướng đến thực hiện phổ cập GDMN trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi; duy trì, nâng cao chất lượng PCGDMNTE5T.

- Tiếp tục tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từng bước nâng cấp CSVC đáp ứng yêu cầu tiêu chí theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn CSVC, các tiêu chuẩn quy định đối với trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống bạo hành trẻ em trong cơ sở GDMN; chú trọng công tác tự kiểm tra, đánh giá các tiêu chuẩn về an toàn nhằm phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ; thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm cho trẻ trong nhà trường; quan tâm giám sát việc thực hiện kết luận kiểm tra và xử lí nghiêm theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lí theo quy định của pháp luật đối với CB,GV,NV để xảy ra mất an toàn đối với trẻ.

Chỉ tiêu:

- Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ vào trường đạt kế hoạch giao 100/11 cháu đạt 100%.

- Mẫu giáo: Tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi vào trường 510/466 cháu đạt tỷ lệ 109%; huy động trẻ 5 tuổi đạt tỷ lệ 100%.

- 100% nhóm/lớp có đủ ĐDĐC thiết bị dạy học tối thiểu theo qui định.

- 2/2 sân chơi có thiết bị, đồ chơi ngoài trời (tự làm, mua sắm) được sắp xếp, bố trí hợp lý, tạo nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, hoạt động an toàn, hiệu quả.

- Làm tốt công tác tham mưu mua sắm bổ sung 04 bộ thiết bị, các dụng cụ phòng giáo dục thể chất và các danh mục đồ chơi ngoài trời (Thông tư số 32/2012/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 9  năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đảm bảo có đầy đủ đồ dùng đồ chơi, và sử dụng có hiệu quả.

3.2. Tăng cường CSVC, nâng cao chất lượng kiểm định và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

- Triển khai việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách về huy động nguồn lực của xã hội đầu tư cho GDMN theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ- CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển GDĐT giai đoạn 2019 – 2025.

- Tiếp tục rà soát thực trạng, nhu cầu cần đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất và trang bị bổ sung các bộ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học cho các nhóm, lớp còn thiếu đảm bảo đầy đủ theo quy định của Bộ GD&ĐT nhằm duy trì vững chắc chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và cải tiến chất lượng giáo dục.

- Tiếp tục thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm tra công nhận đạt chuẩn quốc gia đối , tham mưu, có kế hoạch phối hợp các nguồn lực để đầu tư xây dựng mới và bảo đảm các tiêu chí duy trì chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ GDĐT; phấn đấu trường nâng chuẩn quốc gia mức độ 2.

Chỉ tiêu:

- Tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp, nhất là lãnh đạo địa phương, phòng GD&ĐT và huy động các nguồn đóng góp trong nhân dân, các lực lượng ngoài xã hội để đầu tư kinh phí xây dựng, sửa chữa các hạn mục về cơ sở vật chất và mua sắm thêm các bộ thiết bị dạy học tối thiểu cho các lớp.

- Tăng cường kiểm tra tình hình quản lý, khai thác sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của các phòng, tổ, nhóm, lớp trong nhà trường.

- Triển khai Nghị định số 105/2020/NĐ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025.

- Phấn đấu Nhà trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3 và trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục nhằm duy trì và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở mức độ 1 và phấn đấu công tác kiểm định chất lượng giáo dục trong nhà trường theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non mức độ 2. Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn CSVC.

3.3. Phát triển đội ngũ CBQL và GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới

- Tổng số cán bô, giáo viên, nhân viên: 60 đ/c (Biên chế 47 đ/c)

Trong đó: CBQL: 03 đ/c; Giáo viên: 40 đ/c; Nhân viên: 17 (03 đ/c biên chế; 13 NVDD hợp đồng, 01 hợp đồng 111). Trình độ chuyên môn GV: Đại học: 38/40 đ/c tỷ lệ : 95%; Cao đẳng: 02/40 đ/c tỷ lệ: 5%;

- Số lượng Đảng viên 30/59 đ/c tỷ lệ  50,8%

- Tổng số Đoàn viên, lao động công đoàn: 59 đ/c.

- Thực hiện tốt công tác tham mưu đảm bảo đủ số lượng Giáo viên theo quy định, bố trí tối thiểu 02 GV/lớp nhằm bảo đảm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ ở trường. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với GVMN theo quy định hiện hành.

- Triển khai hiệu quả chất lượng công tác hướng dẫn nâng cao năng lực chuyên môn CBQL, GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; khuyến khích CBQL, GVMN tự học và khai thác nguồn tài liệu, học liệu thông qua nhiều hình thức khác nhau;

- Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Thông tư 06/2019/BGDĐT ngày 12/4/2019 về quy định Bộ quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

- Triển khai Kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm; xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết, tích cực; đội ngũ giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, thương yêu trẻ, tạo được uy tín đối với cha mẹ yên tâm.

- Tiếp tục động viên, bồi dưỡng đội ngũ GV thúc đẩy tinh thần học tập, chia sẻ theo nhiều hình thức giữa các tổ, nhóm, GV giữa các nhóm lớp trong nhà trường; tạo môi trường chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi, sinh hoạt chuyên môn sâu, rộng để CBQL, GV sáng tạo, chia sẻ trong thực hiện đổi mới GDMN.

- Đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ về phát triển chương trình giáo dục của nhà trường, chia sẻ, hỗ trợ giữa CBQL và GV, giữa GV và GV trong xây dựng kế hoạch ND,CS,GD trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hoá địa phương.

- Kịp thời phát hiện những trẻ trong nhà trường phát triển không bình thường chia sẽ, tư vấn, trao đổi cho các bậc cha mẹ hỗ trợ can thiệp kịp thời.

Chỉ tiêu:

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm các quy định của ngành, không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo. Thực hiện các nội dung bồi dưỡng thường xuyên theo hướng dẫn.

- 100% CB,GV được bồi dưỡng chuyên môn; được triển khai các Chỉ thị của Bộ GDĐT, của Tỉnh và các văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT và Phòng;

- 100% CB, GV, NV được xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc Bộ Quy tắc ứng xử trong các cơ sở GDMN.

- 100% CB, GV, NV được hưởng chế độ chính sách nhà giáo theo quy định.

- 100% CB,GV,NV được phân loại, đánh giá viên chức theo quy định. Báo cáo kết quả đánh giá về Phòng GDĐT vào cuối năm học theo hướng dẫn.

4. Củng cố, nâng cao chất lượng PCGDMNTE5T và chuẩn bị phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/03/2014 về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/03/2016 quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.

- Chủ động rà soát, bổ sung các điều kiện đội ngũ và CSVC đảm bảo phát triển đến năm 2030 tầm nhìn 2045, tham mưu lãnh đạo địa phương xây dựng Kế hoạch thực hiện Kế hoạch 293/KH–UBND ngày 19/7/2024 của UBND tỉnh về việc thực hiện đổi mới phát triển GDMN trên địa bàn toàn tỉnh phù hợp với tình hình thực hiện ở địa phương;

- Tăng cường nguồn lực, ưu tiên bố trí ngân sách đảm bảo điều kiện duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN trẻ em 5 tuổi. Chuẩn bị điều kiện thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi trong thời gian tới theo Nghị quyết số 42-NQ/TW và Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Chỉ tiêu:

- Duy trì vững chắc chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi Chuẩn bị các điều kiện tiến tới phổ cập GDMN cho trẻ 3-4 tuổi .

- 100% trẻ mầm non thuộc diện chính sách được hưởng đầy đủ, kịp thời các chế độ theo quy định.

- Sử dụng tốt phần mềm phổ cập giáo dục. Tất cả số liệu, từ phiếu cho đến các mẫu tổng hợp nghiệm thu từ giáo viên kiểm tra chính xác, và nhập vào phần mềm phổ cập lưu giữ và báo cáo.

5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số

- Tiếp tục triển khai Quyết định số 1282/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2022 ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2022-2025 về đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong GDMN, tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành các hoạt động trong công tác quản lý hành chính, tài chính bằng các phần mềm: Phần mềm phổ cập GD, thống kê giáo dục, Cơ sở dữ liệu Ngành GD&ĐT, phần mềm, phần mềm dinh dưỡng,...;

- Tiếp tục triển khai thực hiện quản lý các văn bản, công văn đi đến qua website, hôp thư điện tử, sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử phù hợp với điều kiện của nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên.

- Cho phép và hỗ trợ giáo viên trong việc tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng trên nền tảng số, trang bị thiết bị sẵn sàng hỗ trợ giáo viên trong thiết kế giáo án điện tử, các nội dung trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; tiếp tục thực hiện công văn số 347/SGDĐT – GDMN ngày 25/2/2019 về việc chấn chỉnh lạm dụng HSSS trong các CSGDMN theo tinh thần Chỉ thị số 138/CT-BGDĐT ngày 18/01/2019 nhằm giảm thiểu những áp lực, thời gian xử lý công việc cho CBGVNV.

- Quan tâm đầu tư hệ thống hỗ trợ công tác tổ chức hội họp, dạy học trực tuyến để nâng cao hiệu quả chất lượng ND,CS,GD, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.

- Phát triển kho học liệu số chia sẻ dùng chung phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường; lựa chọn các sản phẩm có chất lượng về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ có thể chia sẻ rộng rãi thông qua các nền tảng Zoom, Zalo,...tạo nguồn tư liệu tham khảo phong phú cho các giáo viên.

- Huy động tối đa các nguồn lực để tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS; tạo điều kiện hỗ trợ GV trong việc tham gia các khoá tập huấn, bồi dưỡng trên nền tảng số, trang bị thiết bị số sẵn sàng hỗ trợ giáo viên trong thiết kế giáo án điện tử, số hoá tài liệu, học liệu và các nội dung giáo dục, hướng dẫn, hỗ trợ CBQL, GV, cha mẹ trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Triển khai, tuyên truyền rộng rãi và có các giải pháp nâng cao tỷ lệ Phụ huynh trong nhà trường hạn chế thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thu học phí và các khoản phí GDĐT trên Hue-S theo Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 21/4/2022 của UBND tỉnh về triển khai Đề án thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2022 - 2025; Công văn số 10587/UBND-DL ngày 5/10/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; Công văn số 12418/UBND-DL ngày 22/11/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Chỉ tiêu:

- 100% CB,GV,NV thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Giáo viên thiết lập một thư viện điện tử để giáo viên có thể tìm kiếm, tham khảo tài liệu thông tin liên quan đến bài giảng. Đưa ra điều kiện thiết lập một bài giảng cần đảm bảo tính khách quan và trung thực nhất về chất lượng phù hợp với điều kiện học tập của trẻ.

- Nhà trường cần đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, và máy móc hiện đại với những thiết bị phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên.

6. Phát động phong trào thi đua, đẩy mạnh công tác truyền thông

- Tiếp tục phát động và tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt học tốt, phù hợp với thực tiễn địa phương; nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình hay tạo sức lan tỏa tích cực trong toàn trường để biểu dương, khen thưởng.

- Tiếp tục chủ động thông tin, truyền thông về các chủ trương, quy định, chính sách mới của ngành, địa phương, GDMN, đặc biệt tuyên truyền Kết luận số 91-KL/TW ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

- Thực hiện đẩy mạnh truyền thông về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; đa dạng các kênh truyền thông, lồng ghép các hình thức và phương tiện truyền thông đảm bảo hiệu quả, phù hợp, có sức lan toả sâu rộng nhằm thúc đây công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và đoàn thể, tổ chức xã hội cùng chăm lo phát triển GDMN.

- Tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả công tác truyền thông, các vấn đề xã hội quan tâm để nhân dân, phụ huynh hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đồng hành cùng ngành giáo dục; tạo thuận lợi trong công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng cùng chăm lo cho GDMN; xây dựng trường mầm non xanh, sạch, sáng an toàn, hạnh phúc, nâng cao chất lượng chương trình GDMN tại địa phương.

- Chú trọng tuyên truyền, phổ biến các nguy cơ có thể xảy ra và hướng dẫn các biện pháp, kĩ năng phòng chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em trong cơ sở GDMN; giáo dục kiến thức, kĩ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn cho trẻ em.

- Tổ chức ngày hội phát triển vận động, ngày hội an toàn giao thông, hội thi sáng tác lời mới trên làn điệu dân ca Huế; tranh vẽ về văn hóa Huế và sưu tầm trò chơi, ca dao, đồng dao, thơ ca dân gian địa phương phù hợp với tình hình địa phương.

Chỉ tiêu:

- 100% nhóm lớp thực hiện có hiệu quả các chuyên đề trọng tâm trong năm học.

- 100% lớp tham gia giao lưu ngày hội” Bé với ATGT”; “Phát triển vận động”

- 100% nhóm, lớp thực hiện công tác truyền thông với các hình thức phù hợp.

- 100% nhóm, lớp có góc tuyên truyền các bậc cha mẹ.

- 100% CB,GV,NV có tin, bài, ảnh, hoạt động của đơn vị; thực hiện thu thập, lựa chọn và gửi bài, ảnh phục vụ công tác truyền thông của nhà trường đúng quy định.

7. Công tác kiểm tra

- Đổi mới công tác kiểm tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật đối theo hướng phân cấp, hiệu quả, đề cao vai trò thúc đẩy, tư vấn, hỗ trợ, tránh hình thức gây áp lực cho giáo viên; bảo đảm công khai, minh bạch, thực chất nhằm mục đích thực hiện nghiêm túc các quy định và nâng cao chất lượng thực hiện ND,CS,GD trẻ em trong nhà trường.

- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra các hoạt động của nhà trường. Đôn đốc, hướng dẫn giáo viên thường xuyên tự kiểm tra, rà soát, đánh giá về bảo đảm an toàn trường học; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo đúng quy định; phối hợp các đơn vị, các cơ quan liên quan trong kiểm tra, giám sát. Giám sát, đôn đốc việc thực hiện kết quả thanh tra, kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời những vi phạm tồn tại lâu dài, tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ mất an toàn cho trẻ.

- Tăng cường công tác kiểm tra và sự tham gia giám sát của Ban đại diện cha mẹ trẻ em trong việc bảo đảm chất lượng bữa ăn và an toàn thực phẩm, kịp thời chấn chỉnh xử lý nghiêm những sai phạm trong công tác tổ chức bữa ăn cho trẻ em tại các cơ sở GDMN.

- Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá theo hướng hiệu quả, đề cao vai trò giám sát, tư vấn, hỗ trợ, tránh hình thức gây áp lực cho giáo viên; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, thực chất, hiệu quả nhằm mục đích thực hiện nghiêm túc các quy định và nâng cao chất lượng thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong nhà trường.

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra, kiểm tra nội bộ, coi trọng công tác t­ư vấn trong kiểm tra, thông qua tư vấn để bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao hiệu quả công tác này.

- Kiểm tra các nội dung: Thực hiện nhiệm vụ năm học; thực hiện chương trình, nội dung dạy học; quy chế chuyên môn; công tác kiểm tra nội bộ trường học, thực hiện quy định về các khoản thu và “công khai” trong nhà trường; đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GVMN; tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen giáo dục kĩ năng sống; công tác bồi dưỡng thường xuyên; công tác ND,CS,GD trẻ; công tác y tế trường học; công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường chuẩn quốc gia; công tác PCGDMNCT5T; vấn đề an toàn trường học; công tác tham mưu tăng trưởng CSVC, việc mua sắm và sử dụng tài liệu, học liệu tại đơn vị....nhà trường chú trọng kiểm tra đột xuất để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh công tác quản lý, công tác CS, ND, GD trẻ...

Tiếp tục lồng ghép, thực hiện hiệu quả các nội dung tích hợp trong thực hiện Chương trình GDMN: giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai đảm bảo phù hợp với điều kiện từng vùng, miền và đối tượng trẻ nhằm giúp trẻ sống thân thiện với môi trường.

Chỉ tiêu:

- 100% giáo viên đều có quan điểm chính trị và lối sống đạo đức tốt, chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

- 100% CB,GV,NV Chấp hành tốt nội quy, quy chế, quy định định của cơ quan đơn vị. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn của ngành, có đầy đủ HSSS theo quy định, Tinh thần, thái độ hợp tác trong kiểm tra tốt, chuẩn bị chu đáo.

- Giáo viên đều tích cực tham gia các hoạt động giáo dục của trường, việc ứng dụng PP dạy học tích cực và PPGD tiên tiên Stem hiệu quả và tham gia nhiệt tình các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT do nhà trường tổ chức.

III. Các hội thi trong năm học:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng các hội thi trong năm. Tiếp tục duy trì có hiệu quả thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; “ Giáo dục văn hóa địa phương”; “An toàn giao thông:; “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”...

- Tổ chức sáng tác lời mới trên làn điệu dân ca Huế; tranh vẽ về văn hóa Huế và sưu tầm trò chơi, ca dao, đồng dao, thơ ca dân gian địa phương phù hợp với giáo dục mầm non cấp trường lựa chọn tham gia cấp thị xã.

+ Tổ chức Hội thi “Giáo viên dạy giỏi cấp trường”

+ Tổ chức ngày hội giao lưu “Bé với An toàn giao thông”;

+ Tổ chức ngày hội giao lưu “Phát triển vận động”

+ Tổ chức ngày Hội chợ xuân 2025

- Xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể từng hội thi và sớm triển khai đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường để có sự chuẩn bị tham gia hội thi.

Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCSHCM và Hội cha mẹ trẻ em của nhà trường để tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ đoàn viên, hội viên, trẻ tích cực tham gia và triển khai tổ chức tốt các hội thi.

IV. Tổ chức thực hiện

1. BGH Nhà trường phối hợp với công đoàn cơ sở triển khai theo quy trình thực hiện nhiệm vụ năm học, hàng tuần, tháng, học kỳ sơ kết đánh giá, đồng thời điều chỉnh bổ sung nhiệm vụ phát sinh trong quá trình thực hiện. Cuối năm học tổ chức tổng kết đánh giá và báo cáo Phòng GD&ĐT, lãnh đạo địa phương.

2. Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, căn cứ kế hoạch và quy trình thực hiện để xây dựng triển khai nội dung công tác theo chức năng nhiệm vụ.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT (để báo cáo)

- UBND phường (để báo cáo)

- Lưu: VT.

 

3. Từng cá nhân xây dựng và triển khai kế hoạch theo chức trách nhiệm vụ được phân công./.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Nguyễn Thị Xuân Phú

                                                                             

 

PHÊ DUYỆT CỦA

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ