Việc học giống như đi thuyền ngược nước, không tiến lên ắt phải lùi''

Ngày 13 tháng 01 năm 2025

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Phó hiệu trưởng 2

Cập nhật lúc : 17:30 04/05/2023  

Kế hoạch năm 2018-2019
KẾ HOẠCH NUÔI DƯỠNG - CHĂM SÓC Năm học 2018 - 2019

KẾ HOẠCH NUÔI DƯỠNG - CHĂM SÓC

Năm học 2018 - 2019

Căn cứ Kế hoạch số: 106 /KH-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy về Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển Giáo dục và Đào tạo năm học 2018 - 2019;

Căn cứ Công văn số: 315/PGD&ĐT ngày 10 tháng 9 năm 2018 về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018 - 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hương Thuỷ;

Căn cứ kế hoạch số 51/KH-MNTD ngày 17 tháng 9 năm 2018 của trường Mầm non Thủy Dương về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019;

Trường Mầm non Thủy Dương xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc năm học 2018 - 2019 như sau:

A. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

Tăng cường công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ ở trường mầm non.

Tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, vệ sinh cá nhân…

Thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại trường, giảm tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi dưới 4%; giảm so với đầu năm học 1-2%; 100% trẻ đến trường được khám sức khỏe định kỳ, được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng và đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần.

Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa, tình hình thực tế tại địa phương, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện việc tính khẩu phần ăn cho trẻ theo khung chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành.

Làm tốt công tác tuyên truyền nuôi dưỡng trẻ theo khoa học đến tận phụ huynh và cộng đồng.

Làm tốt công tác phòng chống các loại dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ.

Lập kế hoạch phòng chống béo phì, suy dinh dưỡng cho trẻ và kế hoạch phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường.

Tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao nhằm phát triển vận động cho trẻ.

B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I. Số lượng

1. Chỉ tiêu

- Phát triển trường, lớp: Xây mới 8 phòng học để chuyển 05 lớp ở cơ sở 2 về tập trung tại điểm trường chính và tăng thêm 03 lớp. Nâng tổng số: 21 nhóm, lớp, trong đó Nhà trẻ: 04 nhóm; Mẫu giáo: 17 lớp (05 Lớn, 05 Nhỡ, 06 Bé, 01 ghép không có trẻ 5 tuổi).

- Tỷ lệ huy động:

+ Nhà trẻ: Số điều tra: 571 trẻ.

Phấn đấu huy động số lượng trẻ trên địa bàn phường đến trường: 150/571, đạt tỷ lệ 26% trở lên.

Trong đó: 

a. Nhà trẻ: 04 nhóm

Trẻ 18 – 24 tháng:  23 trẻ/ 01 nhóm

Trẻ  24 – 36 tháng: 87 trẻ/ 03 nhóm

b. Mẫu giáo: 17 lớp        

Số trẻ được phân chia các lớp như sau: (05 Lớn, 05 Nhỡ, 05 Bé, 01 ghép không có trẻ 5 tuổi).  

Trẻ 3 - 4 tuổi:                167 trẻ/ 05 lớp

Trẻ 4 – 5  tuổi:               169 trẻ/ 05 lớp

Trẻ 5 – 6 tuổi:                           161 trẻ/ 05 lớp

- Phấn đấu huy động 100% trẻ khuyết tật có khả năng học tập đến trường.

2. Biện pháp

Tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương đốc thúc nhà thầu đầy nhanh tiến độ xây dựng 08 phòng học mới để nhà trường sớm đưa vào sử dụng để đảm bảo số lượng nhóm, lớp theo kế hoạch; Nhằm nâng cao chất lượng CS – ND và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Tích cực phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ dân phố đi điều tra số lượng và vận động trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra;

Không ngừng nâng cao uy tín với phụ huynh học sinh về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường.

Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ trẻ và nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích đối với sự phát triển toàn diện của trẻ khi được đến trường mầm non qua nhiều hình thức: Góc phụ huynh, hội thi ở lớp, trường, thông qua các buổi họp phụ huynh, qua tổ chức tiết dạy tốt mời phụ huynh cùng tham dự.

Tạo cảnh quan trường, lớp khang trang, môi trường sạch sẽ, tham mưu đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi để thu hút trẻ đến trường.

Phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.

Tích cực huy động tối đa trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục và tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học hòa nhập có chất lượng.

II. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng

1. Công tác nuôi

Mức tiền ăn: 16.000đ/ ngày /1 trẻ.

- Trong đó:  

                    Ăn chính (ăn trưa ): 8.000 đ/1 trẻ / 1 ngày.

                    Sữa:                       3.000 đ /1 trẻ / 1 ngày.

                    Quà xế:                  4.200 đ /1 trẻ / 1 ngày.

                    Chất đốt:               800 đ /1 trẻ / 1 ngày.

* Biện pháp

Tổ phụ trách bán trú hàng ngày trực tiếp thu chi các khoản tiền thu trong ngày, công khai các khoản tiền theo quy định rõ ràng, có đầy đủ hồ sơ sổ sách như sổ mua thực phẩm, sổ báo ăn, tiền ăn…

Giao nhận thực phẩm hàng ngày đảm bảo công khai, vào sổ chính xác, có đầy đủ các thành viên được phân công tham gia kí nhận.

Sử dụng tiền ăn của trẻ đúng mục đích. Theo dõi chia thức ăn của trẻ đủ theo số xuất ăn; cập nhật hàng ngày các sổ sách theo dõi thực phẩm đúng các bước. 

Công khai tài chính hằng ngày qua bảng tin nhà trường.

2. Thực đơn và thực phẩm

* Chỉ tiêu

Xây dựng thực đơn hàng tuần, đảm bảo cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm.

Thực hiện ký hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm. Đảm bảo 100% nguồn thực phẩm sạch tươi ngon, an toàn, rõ nguồn gốc đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh.

Đảm bảo 100% trẻ không bị ngộ độc thực phẩm.

Củng cố, duy trì vườn rau của bé tạo nguồn rau sạch cho trẻ ăn.

Đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho trẻ ăn, uống an toàn, hợp vệ sinh.

* Biện pháp

Xây dựng thực đơn hàng tuần, theo mùa phù hợp với thực tế ở địa phương, thực đơn cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm. Cơ bản, 50% thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, 50% thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

Tiếp tục duy trì và không ngừng nâng cao hiệu quả “Vườn rau của bé” trồng các loại thực phẩm phù hợp theo mùa để đạt hiệu quả cao, bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Thực hiện nghiêm túc quy trình chế biến theo bếp 1 chiều, biết cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon. Lưu mẫu thức ăn hàng ngày đúng quy định.

Lập kế hoạch mua sắm bổ sung dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú, đầy đủ hợp vệ sinh, tránh gây độc hại và có độ bền cao.

Làm hợp đồng cung ứng thực phẩm như: Bún, mì, thịt, cá, trứng, sữa... hợp đồng cần ghi rõ trách nhiệm của mỗi bên.

Bồi dưỡng kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ và kiến thức chế biến cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm cho giáo viên, cấp dưỡng và thường xuyên kiểm tra tiếp phẩm.

Khai thác nguồn rau quả tại địa phương như: rau cải, mồng tơi, rau ngót, rau muống, bí, bầu, đậu…

Không dùng phẩm màu công nghệ trong chế biến thức ăn cho trẻ.

Các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp phải xem kỹ nhãn mác, thời hạn sử dụng và địa chỉ cụ thể.

Các loại thực phẩm đều được rửa dưới vòi nước sạch, cá biển, rau rửa sạch ngâm nước muối loãng 15-20 phút rồi mới chế biến.

Bảo quản cẩn thận các loại thực phẩm, thức ăn, nước uống không để côn trùng xâm nhập.

3. Chất lượng ăn, uống của trẻ

* Chỉ tiêu

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cân đối giữa 4 nhóm: Protein, Gluxit, Lipit, sinh tố và muối khoáng cho trẻ trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ ở trường.

Đảm bảo cung cấp đủ nước uống cho trẻ và đảm bảo hợp vệ sinh. 100% trẻ được sử dụng nguồn nước sạch.

Đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.

100% trẻ có kỹ năng rửa tay trước khi ăn, rửa mặt, đánh răng sau khi ăn.

100% trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân, lao động tự phục vụ.

100% các lớp thực hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

100% các lớp xây dựng góc tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng.

Duy trì chế độ ăn 2 bữa/ ngày (trưa, chiều)

* Biện pháp

 Xây dựng thực đơn phù hợp cho từng độ tuổi, đa dạng các loại thực phẩm, thường xuyên thay đổi theo mùa, phù hợp nguồn thức ăn thực tế của địa phương. Thực hiện tính khẩu phần ăn của trẻ trên phần mềm dinh dưỡng.

 Chế biến thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh, đảm bảo kĩ thuật theo bếp một chiều.

Thức ăn sau khi chế biến xong phải có nắp đậy, chia thức ăn và cho trẻ ăn ngay sau khi chia. Không cho trẻ ăn thức ăn đã quá 2 giờ sau khi nấu xong.

Nhân viên nhà bếp phải có trang phục đầy đủ theo yêu cầu (đeo tạp giề, mũ, cắt móng tay sạch sẽ và đi khám sức khỏe theo định kì theo quy định của y tế).

 Tập cho trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn, trong giờ ăn giáo viên nên giới thiệu tên các món ăn thông qua các bữa ăn hàng ngày và nhắc trẻ uống đủ lượng nước trong ngày theo quy định. Chăm sóc trẻ trong từng bữa ăn, khuyến khích, động viên trẻ ăn hết suất của mình, tuyệt đối không được quát mắng trẻ.

4. Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ

* Chỉ tiêu

Tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ vào các chủ đề và các hoạt động hàng ngày để giáo dục trẻ.

Duy trì hoạt động “Bé tập làm nội trợ”

* Biện pháp

Phối hợp với chuyên môn hướng dẫn giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào bài dạy và các hoạt động theo từng chủ đề một cách phù hợp, cung cấp kiến thức dinh dưỡng cho trẻ thông qua các trò chơi, câu chuyện, bữa ăn, hình ảnh ở góc dinh dưỡng qua hoạt động “Bé tập làm nội trợ”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để phụ huynh và trẻ biết được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể trẻ, sự cần thiết phải ăn đủ chất để cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, thông minh, học giỏi. Cô giáo cần cung cấp kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Trẻ nhận biết được 4 nhóm thực phẩm.

Mỗi lớp có một góc dinh dưỡng với những hình ảnh gần gũi với trẻ, giờ ăn cô giáo cần giới thiệu tên các món ăn cho trẻ biết, tác dụng của các món ăn với cơ thể, giáo dục trẻ không ngậm thức ăn, không nói chuyện chơi đùa khi ăn, giáo dục các hành vi văn minh trong ăn uống.

III. Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ

1. Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ

* Chỉ tiêu

Nâng cao thể lực, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì, đảm bảo VSATTP và chất lượng bữa ăn, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu năng lượng trong một ngày cho trẻ khi ở trường; 100% bếp ăn được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩnvệ sinh an toàn thực phẩm. Không để xảy ra dịch bệnh, ngộ độc trong nhà trường.

100% nhóm, lớp và trẻ được tổ chức bán trú, được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ phát triển định kỳ và khám sức khỏe 2 lần/năm học.

Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ SDD cả hai thể nhẹ cân và thấp còi xuống dưới 4%, tỷ lệ thừa cân  < 3,5%.

Phối hợp với trạm y tế phường chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tăng cường công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh phù hợp theo mùa;

95-100% số trẻ thực hiện thuần thục các thao tác vệ sinh cá nhân.

* Biện pháp

Thường xuyên kiểm tra, giám sát quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn hàng ngày của trẻ, thực hiện tốt chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý đáp ứng nhu dinh dưỡng theo Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành. Sử dụng tốt phần mềm dinh dưỡng để xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ.

Thực hiện đảm bảo các quy định về VSATTP, hợp đồng thực phẩm đảm bảo chất lượng. Duy trì tốt chất lượng bếp ăn tập thể đạt tiêu chuẩn VSATTP. Củng cố, nâng cao chất lượng “Vườn rau của bé” trong nhà trường để cung cấp nguồn rau sạch tại chỗ nấu ăn hàng ngày cho trẻ.

Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT- BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học. Chỉ đạo nhân viên chuyên trách y tế tham mưu thực hiện tốt công tác y tề trường học theo quy định và phối hợp với giáo viên thực hiện cân đo, chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe định kỳ cho trẻ. Phối hợp với Trạm y tế phường để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, cấp phát thuốc bổ cho trẻ SDD và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường:

- Chỉ đạo nhân viên y tế trường học phối hợp với giáo viên tổ chức cân đo trẻ và theo dõi sức khỏe trẻ theo qui định. Sau mỗi lần cân đo có tổng hợp theo dõi sức khỏe trẻ trong toàn trường và đề ra biện pháp can thiệp kịp thời đối với những trẻ suy dinh dưỡng. Phối hợp với trạm y tế phường để thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng và cấp phát thuốc bổ cho trẻ SDD và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường.

- Phối kết hợp với trạm y tế khám cho trẻ theo đúng định kỳ 2 lần/năm. Thông báo cho gia đình và có biện pháp phối hợp quản lý, chăm sóc điều trị kịp thời với những trẻ mắc bệnh. Thực hiện nghiêm túc cân theo dõi biểu dồ tăng trưởng cho 100% trẻ. Trẻ SDD, béo phì, thấp còi cân, đo hàng tháng. Quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ tại phòng y tế.

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ít nhất 1lần/ năm học.

Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm hình thành thói quen tốt, hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe của trẻ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học cho cha mẹ trẻ và cộng đồng bằng nhiều hình thức phong phú như: qua bản tin của trường, lớp, viết bài đưa tin, hội nghị phụ huynh…

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe, phòng chống dịch bệnh bằng các nội dung, hình thức phong phú qua góc tuyên truyền, trao đổi phụ huynh hàng tháng...Tuyên truyền với phụ huynh học sinh về việc rèn luyện thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng và da cho trẻ, hướng dẫn trẻ có kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, dạy trẻ lao động tự phục vụ. Tuyên truyền kịp thời các dịch bệnh theo mùa, triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường đến các bậc phụ huynh phối hợp cùng thực hiện.

Giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh theo mùa và các bệnh thường xảy ra, đảm bảo vệ sinh cho trẻ.

Thường xuyên kiểm tra giáo viên tổ chức giấc ngủ cho trẻ, cần có đủ trang thiết bị theo quy định, phù hợp theo mùa và đảm bảo vệ sinh. Không cho trẻ nằm ngủ trên chiếu trải trực tiếp trên nền nhà.

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích cho trẻ, các lớp thường xuyên lau chùi sàn nhà, dụng cụ ăn uống, đồ dùng, đồ chơi hàng ngày sạch sẽ. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm hình thành thói quen tốt, hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe của trẻ như vứt rác đúng nơi quy định.

Giám sát và phối hợp với giáo viên, nhân viên, thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp, bếp ăn, vệ sinh môi trường.

 - Vệ sinh môi trường

 Đảm bảo trẻ được sống trong môi trường trong sạch, phối hợp với giáo viên rèn và giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân môi trường.

 Nhà vệ sinh đảm bảo đúng qui định, thông thoáng và khô ráo.
        Vệ sinh kịp thời khi trẻ tiêu, đi tiểu, nhà vệ sinh không hôi khai, ẩm ướt.
        Đảm bảo bếp 1 chiều và thường xuyên lau chùi trước và sau khi nấu ăn xong.

- Vệ sinh cá nhân

Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng, chăm sóc vệ sinh răng miệng, tay, chân, mặt, mũi, quần áo gọn gàng thường xuyên. Biết rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch.

- Vệ sinh ăn uống

Giáo dục trẻ ăn thức ăn chín, uống sôi, thức ăn đều phải có nắp đậy cẩn thận tránh ruồi muỗi đậu vào và được ăn thức ăn mới, nóng, không ăn đồ nguội lạnh, không ăn quà vặt.

Cuối tuần tổ chức tổng vệ sinh đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ chơi cho trẻ, dụng cụ nhà bếp 1 tuần /lần bằng các dung dịch sát khuẩn.

2. Đảm bảo an toàn cho trẻ

2.1 Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ

* Chỉ tiêu

Thực hiện nghiêm túc nội dung các văn bản chỉ đạo của các cấp về tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn trong trường học. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo 100% trẻ được an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần.

* Giải pháp

Tăng cường quán triệt thực hiện tốt Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/2/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục; Nghị định 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;

Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở GDMN và đề nghị thị xã kiểm tra công nhận “Trường học an toàn” vào cuối năm học.

Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương trẻ cho cán bộ quản lý và giáo viên; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích cho cha mẹ trẻ và cộng đồng.

Thường xuyên lồng ghép giáo dục sức khỏe, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân như phòng tránh các tai nạn thường gặp, phòng ngừa các nguy cơ mất an toàn của trẻ...vào các hoạt động giáo dục hàng ngày, nhằm nâng cao nhận thức việc tự chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm, hợp đồng với đơn vị cung ứng thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn trong nhà trường.

Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, kịp thời phát hiện, bảo dưỡng, sửa chửa khắc phục những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn để đảm bảo không xảy ra những tai nạn đáng tiếc cho trẻ trong lúc vui chơi sinh hoạt tại trường/lớp mầm non.

Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ học có chất lượng, an toàn. Thường xuyên kiểm tra đồ dùng đồ chơi trong lớp phải sắp xếp gọn gàng đảm bảo an toàn cho trẻ. Giáo dục trẻ khi chơi đồ chơi ngoài trời phải đoàn kết, không chen lấn.

Nghiêm túc triển khai thực hiện thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành qui định về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nại thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối cả về thể chất lẫn tinh thần, không để trẻ xảy ra thương tích hay ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.

Thường xuyên lồng ghép giáo dục sức khỏe, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân như: phòng tránh các tai nạn thường gặp, phòng ngừa các nguy cơ mất an toàn của trẻ...vào các hoạt động giáo dục hàng ngày, nhằm nâng cao nhận thức việc tự chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nghiêm túc thực hiện Quy chế nuôi dạy trẻ; duy trì lịch phân công giáo viên quản lý trẻ mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là quản lý trẻ trong các hoạt động chăm sóc bán trú, hoạt động ngoài lớp học và trẻ mới đi học. Không nhận trẻ ốm vào học. Đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần.

Giáo viên luôn có mặt và quản lý trẻ chặt chẽ mọi lúc mọi nơi. Không đặt các đồ chơi nguy hiểm ngang tầm tay trẻ.

Quán triệt giáo viên đến lớp đón trẻ đúng giờ giấc quy định, không trả trẻ cho người lạ mặt. Giáo viên cần nắm chắc sĩ số trẻ đi học trong ngày và đặc biệt quan tâm đến những trẻ mới đến lớp, những trẻ chậm phát triển.

Rà soát các tiêu chí của bảng kiểm về trường học an toàn để tổ chức thực hiện và tự đánh giá các tiêu chí.

IV. Công tác bồi dưỡng kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

* Chỉ tiêu 

Không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt dưới nhiều hình thức.

100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nắm vững kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh dịch bệnh theo mùa cho trẻ.

100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, đối xử công bằng với mọi trẻ, thể hiện đúng vai trò cô giáo là “Người mẹ thứ hai” nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.

* Biện pháp

Tổ chức tập huấn nội dung BDTX về chuyên đề “Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng cho trẻ học bán trú tại trường MN” cho CB,GV,NV cấp dưỡng trong nhà trường.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên, nhân viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ và tu dưỡng rèn luyện đạo đức lối sống.

CBQL phải hiểu biết nắm vững và triển khai có hiệu quả các văn bản về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.

Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo từng tổ, khối, lớp để giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và năng lực công tác.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ Y tế trường học, lập kế hoạch hoạt động theo năm, tháng, tuần, ngày cụ thể và có chất lượng.

V. Công tác tham mưu

Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng trong nhà trường để tham mưu với lãnh đạo nhà trường kịp thời xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng nhằm đảm bảo cho công tác bán trú trong năm học.

Tích cực vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất nhằm góp phần thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.

VI. Công tác kiểm tra

Kiểm tra chăm sóc trẻ ăn, ngủ (thường xuyên).

Kiểm tra vệ sinh cá nhân trẻ, lớp học, môi trường. (Thường xuyên).

Kiểm tra vệ sinh đồ dùng bán trú, đồ chơi. (Thường xuyên).

Kiểm tra kiến thức dinh dưỡng, vệ sinh ở trẻ mỗi lớp 1 – 2 lần /1 học kỳ .

Kiểm tra bếp, tiếp phẩm. (Thường xuyên).

Kiểm tra chấm điểm vệ sinh lớp. (Thường xuyên).

Kiểm tra kho, quỹ bán trú 1 lần/ 1 tháng.

Phối hợp kiểm tra dự giờ các hoạt động của nhà trường theo kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học.

VII. Công tác hội thi, chuyên đề.

* Chỉ tiêu

100% lớp tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường vào tháng 11/2018

100% lớp tham gia Hội thi thiết bị dạy học tự làm vào 12/2018.

Tham gia trưng bày hồ sơ sổ sách cấp thị xã vào tháng 11/2018

100% lớp tham gia Liên hoan “Bé tài năng” cấp trường và tham gia cấp thị xã vào tháng 01/2019.

100% lớp tham gia Ngày hội “Thể dục thể thao” cho trẻ vào tháng 02/2019

100% lớp tham gia Hội thi “Bé khỏe, bé ngoan” hàng năm vào tháng 4/2019.

100% tham gia tổ chức tốt các chuyên đề của trường, của tổ.

* Biện pháp

Xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể từng hội thi và sớm triển khai đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường để có sự chuẩn bị tham gia hội thi.

Tham mưu với lãnh đạo các cấp để có sự chỉ đạo kịp thời đúng hướng về chuyên môn nội dung các hội thi. Tận dụng các nguồn kinh phí của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để bố trí kinh phí cho các hội thi.

Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCSHCM và Hội cha mẹ trẻ em của nhà trường để tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ đoàn viên, hội viên, trẻ tích cực tham gia và triển khai tổ chức tốt các hội thi.

Chỉ đạo các lớp tổ chức thực hiện tốt các chuyên đề trong năm, thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện chuyên đề.

VIII. Công tác tuyên truyền

* Chỉ tiêu

Trường và 100% số lớp có bản tin tuyên truyền phụ huynh.

Thực hiện công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức: thông qua hội thi, mời phụ huynh tham quan trường, lớp, viết bài tuyên truyền trên phương tiện truyền thanh của địa phương, ít nhất 1 tháng/ lần. Tổ chức cho phụ huynh dự giờ 2 lần/ năm học ở 2 học kỳ.

* Biện pháp

Tuyên truyền về phương pháp nuôi dạy trẻ theo khoa học, cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở trẻ em, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, phối hợp với nhà trường trong việc hạ thấp tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các thể, quan tâm đến trẻ khuyết tật học hòa nhập.

Thông tin và tuyên truyền cho phụ huynh về cách phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, nhất là những bệnh dễ lây lan như: Bệnh tay chân miệng, dịch sốt xuất huyết, thủy đậu…

Tăng cường công tác truyền thông, các lớp xây dựng nội dung tuyên truyền phải phong phú, thiết thực, mang tính thời sự, phù hợp với tình hình thực tế, trình bày đẹp, dễ xem, dễ đọc phù hợp với nhận thức với các bậc cha mẹ. Sử dụng sản phẩm của trẻ để trang trí trường, lớp, các góc chơi, hành lang, cầu thang…khuyến khích giáo viên viết bài đưa tin, trao đổi thông tin qua các trang website của nhà trường, địa phương, ngành.

Phối hợp với phụ huynh để rèn luyện các kỹ năng cho trẻ, làm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn phường để chuyển tải các nội dung tuyên truyền đến với cộng đồng.

Tiếp tục tổ chức cho phụ huynh được tham quan, dự giờ các hoạt động trong ngày của trẻ. Bố trí kinh phí để tổ chức các hoạt động cho phụ huynh dự giờ và tổ chức các ngày hội, ngày lễ.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nội dung, hình thức tuyên truyền ở các lớp và đưa vào tiêu chí thi đua hàng năm./.

    

 

Người lập

P. Hiệu trưởng

Nơi nhận:

- Các tổ (t/h)

- Lưu: VT

 

 

 

 Lê Thị Sen